Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong quản trị Nhân sự và Marketing

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tổng quan

Tháp nhu cầu Maslow được đưa ra bởi nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow năm 1943 (Maslow’s hierarchy of needs) được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong quản trị kinh doanh. Lý thuyết được đưa ra và đã gây nên sức ảnh hưởng vô cùng to lớn vì tính ứng dụng trên mọi lĩnh vực của nó. Đặc biệt là trong quản trị nhân sự , quản trị marketing và cả đào tạo… Ngoài ra tháp nhu cầu còn dùng để giải thích một số hiện tượng khá thú vị trong cuộc sống.

Ý tưởng tháp nhu cầu của Maslow

Theo Maslow, nhu cầu của con người được phân theo các cấp bậc khác nhau gồm nhu cầu cơ bản (ở tầng dưới cùng) và các nhu cầu bậc cao xếp phía trên. Con người sẽ ưu tiên các nhu cầu cơ bản trước khi phát sinh các nhu cầu cấp cao hơn. Các nhu cầu cơ bản bao gồm ăn ngủ nghỉ, sinh lý gần như là không thể thiếu . . Tiếp theo mới nghĩ đến sự an toàn, kết nối, thể hiện bản thân ở những bậc cao hơn.
Tháp nhu cầu có 5 cấp bậc:
Tầng 1: Nhu cầu cơ bản (basic needs)
Tầng 2: Nhu cầu về an toàn – được bảo vệ (safety needs)
Tầng 3: Nhu cầu về xã hội – kết nối (social needs)
Tầng 4: Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
Tầng 5: Nhu cầu thể hiện mình (self-actualizing needs)

Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong quản trị Nhân sự và Marketing 4
Tháp nhu cầu Maslow

Phân tích 5 tầng của tháp nhu cầu

Tầng 1: Nhu cầu cơ bản (Basic needs)

Nhu cầu cơ bản bao gồm ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi, tình dục…Maslow cho rằng đây là những nhu cầu mạnh mẽ nhất và không thể thiếu được. Trong hình tháp, nhu cầu cơ bản được xếp ở dưới cùng. Nếu thiếu nó chúng ta sẽ không thể tồn tại và các nhu cầu cao hơn cũng sẽ không xuất hiện

Các bạn đã thấy gì chưa, TÌNH DỤC là nhu cầu không thể thiếu đấy. Nếu có bất kỳ một cô gái nào bảo anh yêu em vì tình tình dục chứ không phải là tình yêu chỉ việc quẳng cho cô ấy tháp nhu cầu của Maslow. Vì tình yêu ở tầng thứ 3 lận ^^. Just for fun!

Liên hệ với lịch sử Việt Nam ông bà ta đã chả nghĩ ra Tứ khoái: “Ăn – Ngủ – Đụ – Ỉa”  Chẳng phải là để mô tả tầng 1 của tháp nhu cầu đấy sao. Hay có câu “Có thực mới vực được đạo” cũng nhằm khẳng định điều trên

Xem thêm:

Tháp nhu cầu Maslow trong tình yêu

Thảo luận: Vì sao tình dục được xếp vào tầng đầu tiên trong tháp nhu cầu

Tầng 2: Nhu cầu về an toàn – được bảo vệ (Safety needs)

Ở tầng thứ 2 là nhu cầu về sự an toàn. Sau khi nhu cầu cơ bản được thỏa mãn: Bạn không chỉ muốn ăn mà còn muốn ăn thực phẩm sạch. Phải hít thở bầu không khí trong lành. Sống trong môi trường an ninh trật tự đảm bảo. “Quan hệ hình dục có Ba Con Sói =))”

Khi còn là Sinh viên bữa ăn sáng của tôi là một gói xôi 3k. Tôi cảm thấy hài lòng mặc dù biết nó không được sạch sẽ lắm. Còn hơn là phải nhịn đói. Nhưng sau khi ra trường đi làm thì tôi lại muốn ngồi trong một quán sạch sẽ ăn phở gà ta. Rõ ràng khi đã đảm bảo được nhu cầu cơ bản bạn sẽ phát sinh nhu cầu an toàn.
Ở tầm vĩ mô hơn: Nhân loại trước đây phá rừng, hủy hoại môi trường để mưu sinh và bây giờ lại phải quan tâm đến môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu. Rõ rãng họ cảm nhận được sự thiếu an toàn cho mình và cho thế hệ sau này nếu như tiếp diễn những hành động đó.

Tầng 3: Nhu cầu về xã hội – kết nối (Social needs)

Nhu cầu ở tâng thứ 3 là nhu cầu kết nối với xã hội. Mỗi người chúng ta đều mong muốn gắn bó ở trong một bộ phận hay tổ chức (belonging) và mong muốn được yêu thương (loves). Đó là lý do chúng ta muốn có mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, lập gia đình, tham gia câu lạc bộ,…
Nhu cầu này phản ánh tính chất bầy đàn từ thời còn ăn lông ở lổ. Nó rất quan trọng với mỗi người. Khi các bạn có sự gắn kết xã hội cũng như tình yêu thương đó sẽ liều thuốc tinh thần giúp chúng ta hạnh phúc hơn và chắc chắn hiệu quả làm việc cao hơn. Ngược lại nếu thiếu đi sự kết nối tình thương dễ đưa chúng ta rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực. Một số căn bênh như Tự kỉ, Phát điên phát rồ, CDSHT… thường do sự thiếu hụt về các mối quan hệ xã hội cũng như tình cảm.

Tầng 4: Nhu cầu về được quý trọng (Esteem needs)

Nhu cầu này được thể hiện ở 2 trạng thái: Thứ nhất là nhu cầ được người khác quý trọng và công nhận bản thân. Thứ 2 là việc tự mình tôn trọng bản thân và tự tin vào năng lực (sự tự tin, lòng tự trọng, bệnh tự ái)…Trong một đoàn thể (đã đáp ứng được nhu cầu xã hội) con người có nhu cầu được tôn trọng và công nhận năng lực sẽ là động lực giúp họ nỗ lực hơn trong công việc.

Tầng 5: Nhu cầu thể hiện mình (Self-actualizing needs)

Đây là nhu cầu đứng ở đỉnh tháp và cũng là nhu cầu khó đạt được nhất. Nguyên văn của Maslow trong học thuyết: “self-actualization as a person’s need to be and do that which the person was “born to do” Có thể dịchnhu cầu của cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm việc mà bản thân “sinh ra để làm”. Nhu cầu này nói về khát khao được thể hiện khả năng và thế mạnh để cống hiến cho nhân loại.
Đó là lý do người bạn thân nhất của tôi đã từ bỏ offer của BIG4 sau khi tốt nghiệp đại học để tình nguyện đi nhập ngũ. Và đó cũng là lý do một người anh đã từ bỏ sự nghiệp ở tuổi tứ tuần để đi theo đam mê âm nhạc…

Ứng dụng của tháp nhu cầu trong Quản trị nhân sự và Marketing

Ứng dụng tháp nhu cầu trong quản trị nhân sự

Tháp Nhu cầu trong công ty

1. Đáp ứng Nhu cầu cơ bản: Trả mức lương xứng đáng và công bằng. Đảm bảo cho nhân viên chi tiêu cho bản thân cũng như gia đình họ. Ngoài ra nên có thêm các khoản phụ cấp: Xăng xe, ăn trưa. Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc phù hợp.
2. Đáp ứng nhu cầu an toàn: Đảm bảo điều kiện làm việc tốt. Ký hợp đồng lao động có thời hạn. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế.
3. Bảo đảm đáp ứng nhu cầu xã hội. Bằng việc xây dựng văn hóa làm việc đội nhóm, hình thành các phòng ban, công đoàn…Tổ chức cho công ty đi du lịch, team biulding, hoạt động ngoại khóa.
4. Nhu cầu được tôn trọng. Nên có con đường thăng tiến rõ ràng cho Nhân viên về cả mức lương lẫn vị trí . Trao quyền hạn đi liền với trách nhiệm. Có các cơ chế thưởng, phạt công bằng khuyến khích nhân viên
5. Nhu cầu thể hiện bản thận: Nhà quản lý cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Cân nhắc các vị trí lãnh đạo cho người xuất sắc nhất. Cho nhân viên được có tiếng nói chi phối, đóng góp cho sự phát triển của công ty.

Vận dụng linh hoạt tháp nhu cầu

Mỗi một người lao động đều tồn tại đồng thời cả năm nhu cầu trên. Tùy vào từng thời điểm mà người quản lý phải có những chính sách phù hợp với từng cá nhân. Ví dụ một người mới ra trường thì công ty cần quan tâm tạo việc làm phù hợp để họ nhận được mức lương đủ chi trả cho cuộc sống. Còn môt người đã thâm niên công ty phải quan tâm đến các chế độ khác như nhu cầu được thăng chức, được phát biểu trong các cuộc họp quan trọng…
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp công ty trả lương rất cao tầm 2000 – 3000 USD. Nhưng vẫn không giữ chân được người lao động. Có thể là do họ không được làm những công việc đúng với thể manh (nhu cầu thể hiên bản thân) hoặc lời nói cũng nhưng vị trí của họ không được tôn trọng đúng mực. Hiểu rõ tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp nhà quản lý nhân sự trở nên khéo léo và thông minh hơn

Ứng dụng tháp nhu cầu trong Marketing

Các nhu cầu mua hàng thông thường sẽ nằm trong một trong năm thang bậc của tháp nhu cầu. Hiểu rõ tâm lý cũng như hành vi mua hàng của khách hàng sẽ khiến doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận cũng như truyền thông. Vậy doanh nghiệp cần làm gì?

Định vị khách hàng

Khách hàng của bạn đang thuộc nhóm nào của tháp nhu cầu. Tỷ lệ là phổ biến hay là chỉ một bộ phận nhỏ? Sản phẩm của bạn đáp ứng được tầng nào trong tháp nhu cầu? Ví dụ bạn đang bán bảo hiểm: Bạn đang đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng tầng thứ 2. Thật vậy khi mà họ đã đủ tài chính để chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản. Họ sẽ mới trích ra một khoản cho bảo hiểm để đảm bảo cuộc sống sau này. Nếu bạn đang bán xe Audi thì đối tượng khach hàng lại nằm ở tầng thứ 4. Những người muốn xã hội công nhận tôn trọng và kính nể.

Truyền thông đúng cách

Sau khi đã định vị được khách hàng chúng ta lên kế hoạch tiếp cận và truyền thông.
Kênh truyền thông:
Đối với nhu cầu cơ bản, Các doanh nghiệp FMCG thường dùng quảng cáo trên Tivi. Vì ai cũng là khách hàng của ho, truyền thông càng rộng rãi càng có hiệu quả. Thế nhưng chúng ta rất ít thấy các quảng cáo của Lambogini, Điện thoại Vertu… Trên tivi. Họ có cách tiếp cận riêng ví dụ sử dụng data mua từ phía ngân hàng . Những người có thu nhập cao hoặc có số dự trên tài khoản cao để quảng cáo trực tiếp.
Thông điêp truyền thông
Thông điệp truyền thông phải đánh đúng nhu cầu mà khách hàng đang quan tâm. Phải thuyết phục được sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đó. VietJet Air định vị mình là phân khúc bình dân, chủ yếu là phục vụ nhu cầu đi lại. Nên họ chỉ chăm chăm truyền thông là hàng không giá rẻ. Trong khi đó VietnamAirline lại đề cao tính an toàn đi đôi với chất lượng và dịch vụ tốt (Tầng thứ 2). Ngoài ra còn có khoang thương gia với mức chi phí cao hơn để hưởng dịch vụ tốt hơn (Tầng thứ 4)
Mỗi người khác nhau nhưng ai cũng đều tồn tại 5 thang bậc nhu cầu. Hiểu rõ nhu cầu cũng như khả năng chi trả của khách hàng. Hiểu rõ nhu cầu của họ sẽ giúp doanh nghiệp tạo lơị thế trên thương trường đầy khốc liệt.
Bạn có thực sự hiểu rõ về tháp nhu cầu? Bạn có đang sử dụng để giải thích các vấn đề trong cuộc sống? Hãy để lại dưới phần bình luận nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *