Đã bao giờ bạn rời vào trường hợp: Vừa vào Shopee tìm mua bao cao su, chưa kịp mua thì bị phụ huynh gank. Một lúc sau vào lướt Facebook chơi thì đầy rẫy những quảng cáo về đúng loại BCS hương dâu gân gai đó, ngoài ra còn kèm theo các sản phẩm khác như ghế tình yêu, và đồ chơi khác…Kinh vãi nồi. Một vài người chỉ chat với bạn bè về việc sắp đi chơi Phú Quốc thì ngay lập tức cũng nhìn thấy bao nhiêu là quảng cáo khách sạn, dịch vụ đưa đón, tour Phú Quốc ở trên Facebook. Một vài người còn cho rằng Facebook đã nghe lén họ khi mà họ vừa nói chuyện phiếm với bạn bè xong thì ngay lập tức có quảng cáo liên quan. Bằng cách nào mà giỏi vậy. Sau đây mình sẽ trình bày cho các bạn một số kiến thức trong Digital Marketing có thể giải thích điều này.
Behavioral Targeting
Đại khái là phân phối quảng cáo dựa trên hành vi của bạn. Khi mà bạn online Facebook 8 tiếng 1 ngày, lướt Newfeed, đọc nội dung, Xem video, …Thì đừng thấy làm lạ khi Facebook thừa biết bạn đang cần gì. Lấy một ví dụ đơn giản: Tài khoản Facebook của bạn dạo này hay vào các nhóm chia sẻ kinh nghiệm, review du lịch, Facebook sẽ hiển thị quảng cáo các Tour hay vé máy bay hay phòng khách sạn cho bạn.
Ở đây tôi sẽ nói về một công cụ trong quảng cáo Facebook: “Nhắm mục tiêu chi tiết”. Nhắm mục tiêu chi tiết là cách nhắm mục tiêu có trong phần “Đối tượng” của quy trình tạo nhóm quảng cáo, cho phép bạn tinh chỉnh nhóm người thấy được quảng cáo. Bạn có thể dùng cách này với thông tin như dữ liệu nhân khẩu học bổ sung, sở thích và hành vi.
Các lựa chọn nhắm mục tiêu chi tiết này có thể dựa trên:
- Quảng cáo bạn nhấp vào
- Trang bạn tương tác
- Hoạt động mà bạn thực hiện trên Facebook, liên quan đến những khía cạnh như cách sử dụng thiết bị và sở thích du lịch
- Thông tin nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính và vị trí
- Thiết bị di động sử dụng và tốc độ kết nối mạng
Xem thêm tài liệu của Facebook: Giới thiệu về nhắm mục tiêu chi tiết
Thậm chí ngoài việc phân tích hành vi của bạn, Facebook còn có khả năng sử dụng thống kê xác suất với lượng dữ liệu vô cùng lớn. Tệp người dùng khổng lồ cho phép Facebook đưa ra một quyết định dựa trên xác suất một cách chính xác. Ví dụ: Nếu họ nhận thấy 90% người sắp đi du lịch sẽ mua quần áo và đi cắt tóc. Nếu bạn có 2 động thái trên thì facebook sẽ đưa bạn ngay vào danh sách target cho người sắp thi du lịch.
Trên thực tế việc nhắm mục tiêu qua hành vi này không phải là chính xác tuyệt đối. Bạn cứ thử lướt newfeed xem có tỷ lệ bao nhiêu % quảng cáo đúng thứ bạn đang cần. Tuy nhiên chỉ một quảng cáo trúng thôi cũng khiến bạn bất ngờ và cảm thấy Facebook thật là thần thánh
Retargeting
Retargeting là một kĩ thuật trong Digital marketing nhằm tạo đối tượng để tiếp thị lại (remarketing) cho khách đã tiếp cận
Với Retargeting trên Facebook thì chúng ta sử dụng một đoạn mã Pixel. Pixel là một đoạn mã do Facebook cung cấp mà bạn phải gắn lên website cần theo dõi. Hiện nay hầu hết các website lớn như Lazada, Tiki, Sendo, Shopee… cũng đều có gắn Facebook Pixel. Ví dụ, khi bạn nhấn vào xem một sản phẩm, Pixel sẽ ghi nhận hành vi “xem”, còn khi bạn nhấn vào nút “mua hàng” và thanh toán thành công thì Pixel ghi nhận là bạn đã “hoàn tất mua hàng”. Nếu bạn chỉ nhấn nút Thêm vào giỏ hành thì Pixel ghi nhận hành động là “AddToCart” Xem hình dưới để biết các sự kiện mà facebook có thể ghi nhận. Qua đó chúng ta có thể tạo các đối tượng nhằm tiếp thị lại (remarketing) cho các đối tượng này
Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về Facebook Pixel qua bài viết:
Retargeting trên Google cũng hoạt động dựa trên nguyên lý tương tự. Retargeting cho phép các công ty bán hàng, bán dịch vụ có thêm cơ hội để tiếp cận với những khách hàng đã tương tác với trang web, fanpage hay bất kỳ ứng dụng nào được gắn mã theo dõi
Liệu Facebook có nghe lén bạn không?
Không phủ nhận có rất nhiều ứng dụng có chức năng lắng nghe người dùng. Bằng một chủ đích có sắp đặt hay đó chỉ là một chức năng của ứng dụng cho phép truy cập vào microphone. Tuy hiện nay iOS và Android đều có cơ chế cấp quyền khi bất kì ứng dụng nào muốn truy cập vào micro của bạn. Mặc dù vậy, nhiều người dùng vẫn không để ý và vẫn auto cho phép ứng dụng thực hiện mọi quyền truy cập
Chúng ta thường nghe tới một thuyết âm mưu là Facebook nghe lén việc chúng ta nói chuyện để hiển thị quảng cáo. Trường hợp này xảy ra vô cùng nhiều. Tuy nhiên theo một cựu nhân viên Facebook chia sẻ cho thấy rằng Facebook không làm điều đó. Và thực sự Facebook không cần làm. Chỉ riêng việc phân tích hành vi thông thái người dùng online Facebook thì đã có một cơ số dữ liệu khổng lồ để chạy quảng cáo rồi. Một nguyên nhân khác là dữ liệu âm thanh gửi về máy chủ sẽ rất tốn data. Điều này sẽ được phân tích cụ thể trong những bài viết sau
Vậy nếu như facebook có quảng cáo đúng vào những thông tin bạn chỉ buộc miệng nói ra thì có thể rơi vào những trường hợp sau:
- Trường hợp đầu tiên: Các nhà mạng hay app hay ứng dụng gì đó đã nghe thấy bạn và bán lại data cho Facebook
- Trường hợp 2: Bạn đã vô tình tiếp cận, nhắc đến, tìm hiểu sản phẩm đó trước đây và đã bị bám đuổi (Xem lại mục Retargeting)
- Trường hợp 3: Nếu bạn cam đoan chưa từng có động thái tiếp cận hay tìm hiểu về sản phẩm đó thì khả năng cao nhờ việc phân tích dữ liệu xác suất những người giống như bạn, facebook đã đoán ra được và đưa bạn vào tệp có nhu cầu. (Ví dụ bạn hay nhắn tin với những thằng có nhu cầu chẳng hạn ^^)
Riêng mình thì không tin Facebook nghe lén nhằm mục đích quảng cáo. Vì nếu đúng như thế thì chắc Các anh chị IT trên thế giới đã kiện FB vỡ mặt rồi. Hi vọng bài viết trên giúp ích nhiều cho các bạn.