SEO on-page là một trong những quy trình quan trọng mà bạn có thể sử dụng, không chỉ để tăng thứ hạng website mà còn để vận hành thành công một chiến dịch SEO. Website là điểm tập trung của tất cả các quy trình SEO, và nếu nó không được tối ưu hoá đối với cả công cụ tìm kiếm và người dùng, cơ hội thành công của bạn sẽ rất mong manh.
Trước khi bắt đầu đi sâu vào các kỹ thuật SEO on-page, hãy cùng Megamind tìm hiểu về một số thuật ngữ SEO cơ bản.
SEO on-page là gì?
SEO on-page là quá trình tối ưu hoá từng trang web trong site của bạn để đạt được mục tiêu là leo thang trong bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm (SERPS) bằng cách sử dụng kỹ thuật và nâng cao chất lượng nội dung.
Mục tiêu cuối cùng của SEO on-page là giao tiếp được với công cụ tìm kiếm, và giúp Google hiểu rõ hơn về website của bạn.
Sơ đồ dưới đây thể hiện cách thức 3 quy trình SEO on-page, off-page và kỹ thuật giao thoa với nhau để tạo ra kết quả tốt nhất, và công việc chính của SEO on-site là tối ưu hoá nội dung và cấu trúc của một trang cụ thể.
11 kỹ thuật SEO on-page để có đạt được thứ hạng cao.
Kỹ thuật SEO on-page có vô vàn, nhưng tôi chỉ liệt kê ra 11 phương pháp quan trọng nhất theo quan điểm của mình, giúp bạn có thể áp dụng nhanh chóng và hiệu quả vào chiến dịch SEO của bạn, bao gồm:
Content is king
Website với nội dung tốt, có thể tự nó lên top dù có SEO hay không. Ngược lại, nếu nội dung sơ sài, cho dù được áp dụng các kỹ thuật SEO tốt đến đâu cũng không có ý nghĩa. Sự kết hợp giữa nội dung tuyệt vời và các kỹ thuật SEO tốt sẽ tạo ra một website hoàn hảo.
Vậy, nội dung thế nào thì được coi là tốt?
- Nội dung gốc (bài viết, hình ảnh, video, infographic…), không được sao chép dựa trên các bài đang có
- Nội dung được xuất bản trên website của bạn đầu tiên
- Nội dung nên kèm văn bản
- Nội dung phải hữu ích, được nghiên cứu kỹ
- Nội dung bài viết dài thường có xu hướng được xếp hạng tốt hơn so với bài viết ngắn
- Nội dung khách quan, đa chiều
Thẻ Tiêu đề và thẻ mô tả
Đây là SEO 101 nhưng lại vô cùng quan trọng với SEO on-page. Ban đầu, Google sẽ check tiêu đề trang, thẻ mô tả, tiêu đề bài viết và nội dung (bao gồm cả văn bản, video và hình ảnh) để có thể hiểu được website của bạn. Sau đó, dựa trên các yếu tố khác, nó sẽ xếp hạng cho trang web của bạn vào vị trí trong chỉ mục.
Tiêu đề trang
Mỗi trang bắt buộc phải có 1 tiêu đề, để giúp Google và người dùng hiểu được nội dung của trang, và đây luôn là một trong những yếu tố SEO quan trọng nhất trên một trang.
Các tips giúp tối ưu hoá tiêu đề trang:
- Thêm từ khoá và tiêu đề trang: Nếu có thể, hãy thêm từ khoá mục tiêu vào đầu tiêu đề trang. Điều này giúp Google sẽ hiểu được ngay lập tức hiểu được từ khoá mà trang đang nhắm đến. Tuy nhiên, cần linh hoạt xử lý, tránh nhồi nhét từ khoá quá nhiều khiến nó không thân thiện.
- Tiêu đề ngắn, và chứa từ ngữ mang tính diễn đạt: Một tiêu đề trang tối ưu là dưới 60 ký tự, nên bao gồm số và các từ ngữ có tính diễn đạt cao.
- Không cần thiết phải đưa tên miền vào tiêu đề: điều này đã được Google tự động thêm vào. Hãy sử dụng hiệu quả nhất 60 ký tự đó để miêu tả website của bạn một cách rõ ràng và hấp dẫn. Trừ khi thương hiệu của bạn đã đủ mạnh và mang tính nhận biết cao, bạn có thể xem xét đưa tiên miền vào tiêu đề.
Thẻ meta
Thẻ meta là cái sẽ được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google, ngay phía dưới dòng tiêu đề, giới hạn trong khoảng 160 ký tự.
Đây là một trong những công cụ hữu ích để quảng cáo website, cũng như thuyết phục người tìm kiếm truy cập vào liên kết của bạn bạn chứ không phải là liên kết thuộc website khác trên giao diện kết quả tìm kiếm.
Các tips giúp tối ưu hoá thẻ meta:
- Tránh các dòng mô tả tự động
- Thêm các từ khoá mục tiêu vào trong dòng mô tả
Tối ưu nội dung theo từ khóa
SEO nội dung là một phần của SEO on-page, là việc bạn thực hiện tối ưu hoá nội dung thực tế phù hợp với các từ khoá mục tiêu của bạn.
Trước khi cho xuất bản bất cứ một nội dung nào trên website, điều đầu tiên cần làm là nghiên cứu kỹ bộ từ khoá để tìm ra những thuật ngữ được tìm kiếm nhiều bởi người dùng, để đưa ra nội dung đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của họ.
Sau khi tìm ra từ khoá chính, việc thiết lập một danh sách các từ khoá liên quan để sử dụng chúng trong tiêu đề, thẻ mô tả, headings… cũng quan trọng và không nên bỏ qua.
Tại sao? Bởi vì với sự ra đời của Rank Brain, các thuật toán tìm kiếm của Google đã trở nên thông minh hơn. Nó không còn tìm kiếm sự liên quan của từ khóa trong nội dung mà là sự liên quan của chủ đề. Điều này có nghĩa là với các chủ đề rộng, bạn cần làm phong phú nội dung bằng cách sử dụng các từ khoá liên quan.
Có thể sử dụng Google suggest, People also ask và Related Searches là 3 tính năng của Google giúp tìm kiếm các từ khoá liên quan đến từ khoá mục tiêu của bạn.
- Google suggest: Khi nhập một truy vấn trong tìm kiếm của Google, bạn sẽ thấy một danh sách các cụm từ có thể sử dụng trong tìm kiếm. Đây là những gợi ý tốt có thể đề cập đến trong nội dung bài viết của bạn.
- People also ask: Khi nhấp vào tìm kiếm, Google sẽ hiển thị cho bạn các kết quả và trong số đó có một phần có tên là “mọi người cũng hỏi”
- Related Searches: Ở cuối kết quả tìm kiếm, Google của liệt kê cho bạn một danh sách các tìm kiếm liên quan. Bạn cũng có thể sử dụng nó để đưa vào nội dung bài viết.
Tối ưu thẻ Tiêu đề và các định dạng nội dung
Tiêu đề
Một trang cần phải được định dạng đúng, giống như một bài báo luôn phải có tiêu đề chính và phụ.
Thẻ H1:
Mỗi trang chỉ cần có 1 thẻ H1. Nếu bạn đang sử dụng WordPress thì theo mặc định, tiêu đề trang sẽ được gói thành các thẻ H1.
Bạn cũng có thể chọn tiêu đề trang và thẻ H1 như nhau, hoặc tạo ra một thẻ H1 với nội dung khác. Tuy nhiên, Google hiện thị kết quả dựa trên những gì nó đọc được ở tiêu đề trang, chứ không phải thẻ H1.
Đây là ví dụ để bạn thấy sự khác nhau giữa 2 khái niệm này:
Với các tiêu đề phụ H2, H3, bạn cần lưu ý:
- Không sử dụng 1 từ duy nhất cho 1 tiêu đề
- Sử dụng tiêu đề theo thứ bậc: H1-H2-H3…
- Các từ khoá liên quan nên được đưa vào trong các tiêu đề phụ
Định dạng nội dung
Khi đưa một bài viết lên website, hãy đảm bảo bài viết có thể đọc được. Hãy sử dụng các chữ in đậm, in nghiêng, gạch chân để làm nổi bật các phần quan trọng của bài viết, kích thước chữ ít nhất là 14px, chia văn bản thành các đoạn nhỏ với khoảng cách giữa các đoạn rõ ràng, bố cục hợp lý. Có thể sử dụng CSS để tạo các phần nổi bật và chia văn bản thành các phần nhỏ dễ quản lý.
Tối ưu hình ảnh
Hình ảnh là một phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi bài viết, giúp cách trình bày nó trở nên dễ hiểu, sinh động và thú vị hơn. Nhưng một trong những vấn đề lớn nhất của hình ảnh là làm website trở nên nặng hơn, thời gian tải trang lâu hơn.
Hình ảnh tốt là hình ảnh đảm bảo:
- Sử dụng hình ảnh gốc, nếu sử dụng lại hình ảnh thì cần phải trích nguồn
- Tối ưu hoá kích thước hình ảnh
- Sử dụng thẻ ALT mô tả hình ảnh để giúp Google hiểu được hình ảnh đang nói về cái gì
- Sử dụng tên tệp mô tả
- Sử dụng CDN trong trường hợp có nhiều hình ảnh trong một trang
Tối ưu hoá URL
Tối ưu hoá URLS của bạn vô cùng quan trọng đối với SEO. Nó bao gồm 2 phần: tối ưu URL và cấu trúc URL.
Tối ưu hoá URL
Mỗi trang có duy nhất một URL là một liên kết vĩnh viễn. Các URL tốt phải có ít hơn 225 ký tự và sử dụng dấu gạch nối – để tách các phần khác nhau.
Giống như tiêu đề trang, URL thân thiện với Google cần ngắn gọn, súc tích, mang tính diễn đạt cao và chứa từ khoá mục tiêu.
Một số ví dụ về URL tốt:
https://seomegamind.com/kien-thuc-seo/
https://seomegamind.com/external-link/
https://seomegamind.com/google-panda/
Cấu trúc URL
Cấu truc URL cần giống cấu trúc thực tế của trang. Để tối ưu hoá cấu truc URL, cần:
- Sử dụng các danh mục: Nhóm trang của bạn thành các danh mục để giúp người dùng và công cụ tìm kiếm tìm thấy những gì họ muốn nhanh hơn. Có thể đưa vào sử dụng các danh mục phụ, nhưng không nên vượt quá 2 cấp độ.
- Thêm một menu Breadcrumb: Một Breadcrumb rất hữu ích vì nó cho phép người dùng điều hướng trang web của bạn theo cách có cấu trúc vì họ luôn biết họ đang ở đâu và cách xa trang chủ bao nhiêu.
Liên kết nội bộ
Là liên kết lẫn nhau giữa các trang trong website, điều này rất quan trọng với SEO vì nó giúp Google theo các liên kết đó để khám phá website của bạn. Nó còn là cách để giúp Google xác lập mức độ quan trọng của từng trang trong website, những website có nhiều liên kết nội bộ hơn sẽ được đánh giá cao hơn về mức quan trọng.
Về phía người dùng, liên kết nội bộ cung cấp cho họ các thông tin cụ thể, chi tiết, hữu ích có liên quan đến tìm kiếm của họ, giúp thời gian lưu lại website lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát trang.
Liên kết nội bộ thế nào là tốt?
- Chỉ thêm liên kết nội bộ khi chúng thật sự cần thiết và hữu ích với người dùng
- Đừng chỉ sử dụng từ khoá cho liên kết nội bộ
- Không quá 15 liên kết nội bộ cho mỗi trang
- Nếu có thể, hay thêm các phần liên kết ngay trong nội dung web
Liên kết ngoài
Sau khi Google sử dụng Panda và Penguin, rất nhiều quản trị web sợ việc liên kết đến các trang web khác. Họ tin rằng điều này sẽ kích hoạt hình phạt của Google, nhưng thực tế không phải vậy.
Bằng cách trỏ liên kết đến các trang web liên quan có chất lượng cao, nội dung của bạn sẽ tạo được độ tin cậy cao, và điều này rất quan trọng đối với SEO. Bên cạnh đó, Google có thể sử dụng các liên kết ngoài như một cách để hiểu thêm về chủ đề mà bạn đang đề cập trong nội dung của mình.
Tốc độ tải trang
Google đang đầu tư một số tiền khổng lồ để tăng tốc độ cho website của họ. Để buộc các chủ sở hữu website phải quan tâm đến tốc độ tải trang, Google đã chính thức thêm yếu tố này thành một trong những yếu tố quan trọng để xếp hạng. Vì vậy, rõ ràng, tốc độ trang web đóng góp một phần không nhỏ đến SEO.
Bạn cần đảm bảo rằng website của bạn tải nhanh nhất có thể bằng cách tính đến các đề xuất của Google. Việc này không chỉ tốt cho SEO mà còn để lại ấn tượng tốt cho trải nghiệm của người dùng.
Thân thiện với thiết bị di động.
Gần 60% các tìm kiếm trong Google hiện đang đến từ các thiết bị di động. Điều này có nghĩa là nếu trang web của bạn không thân thiện với các thiết bị di động, bạn đã mất một nửa lưu lượng truy cập tiềm năng.
Vậy bạn cần làm gì?
Bước đầu tiên, hãy chắc chắn rằng website của bạn thân thiện với thiết bị di động bằng cách kiểm tra trang web của bạn với công cụ “thân thiện với thiết bị di động” của Google.
Sau đó tiến thêm một bước bằng cách kiểm tra trang web của bạn trực tiếp trên thiết bị di động, giống như một người dùng thực sự sẽ làm và đảm bảo rằng mọi thứ được hiển thị chính xác bao gồm cả các nút CTA.
Comments
Các bình luận để lại ở mỗi bài viết là dấu hiệu cho thấy mọi người thực sự thích nội dung của bạn và tương tác với website, điều này rõ ràng thúc đẩy SEO của bạn.
Người dùng trước khi đăng bình luận mới, rất có thể họ sẽ đọc các bình luận hiện có và đây là một cách để tăng thời gian họ dành cho website của bạn.
Quy tắc đơn giản cho comments:
- Luôn kiểm duyệt trước khi được publish
- Tránh các bình luận quá chung chung
- Chỉ phê duyệt các bình luận liên quan và tăng thêm giá trị cho nội dung trang.
- Không phê duyệt các bình luận khi người dùng không sử dụng tên thật
- Trả lời các bình luận sẽ tăng tương tác và khuyến khích người dùng tiếp tục bình luận nhiều hơn nữa.
Dưới đây là checklist cho SEO on-page, như một sự tổng kết cho toàn bộ nội dung mà bạn vừa đọc ở trên. Hi vọng Megamind đã có thể cung cấp cho bạn các kiến thức bổ ích.
- Hiểu sự khác nhau giữa SEO on-page và off-page
- Nội dung gốc, hữu dụng, được tìm kiếm nhiều
- Review và tối ưu tiêu đề trang bằng cách thêm từ khoá, sử dụng từ ngữ diễn đạt cao và các con số
- Cung cấp một thẻ meta duy nhất cho tất cả các trang của bạn, và phải bao gồm từ khoá mục tiêu ở trong đó
- Thực hiện nghiên cứu từ khoá và đảm bảo rằng các từ khoá mục tiêu là một phần của tiêu đề và nội dung
- Tìm các từ khoá liên quan và sử dụng trong tiêu đề và nội dung
- Mỗi trang chỉ có 1 thẻ H1
- Sử dụng các tiêu đề theo thứ tự bậc trên trang
- Định dạng nội dung đẹp
- Tối ưu hoá hình ảnh và các yếu tố đa phương tiện khác
- Đảm bảo URL thân thiện với SEO, và cấu trúc URL giống với cấu trúc website
- Thêm liên kết nội bộ vào nội dung
- Thêm liên kết ngoài vào nội dung (liên kết đến các website có nội dung chất lượng)
- Đảm bảo thời gian tải website không quá 3s
- Thân thiện với thiết bị di động
- Khuyến khích bình luận, nhưng chỉ công khai các bình luận có ý nghĩa.