Google Panda là gì?
Google Panda là 1 thuật toán được Google chính thức áp dụng và ngày 24/02/2011, nôm na là có vai trò làm cán cân công lý, thưởng phạt phân minh với các website chất lượng cao và chất lượng thấp theo đánh giá của Google. Ban đầu, nó được biết đến với thuật ngữ “Farmer”. Từ khi mới áp dụng, Google Panda đã trở thành nỗi ác mộng khi làm giảm lượng truy cập của các website tiếng Anh khoảng 12, và tiếp tục tang con số này lên theo thời gian sau đó.
Ý nghĩa của Google Panda
Bản cập nhật thuật toán Google Panda đã giải quyết một số hiện tượng có vấn đề trong Googe SERPs, bao gồm:
Nội dung nghèo nàn, chất lượng thấp, dính nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, spam… Các website với rất ít các bài viết, thông tin, nếu có cũng chỉ là một số dòng sơ sài, không mang nhiều ý nghĩa thiết thực.
Nội dung trùng lặp: Nội dung được sao chép nhiều nơi trên internet. Các vấn đề trùng lặp cũng có thể xảy ra ngay trên website của bạn nếu không được quy hoạch tốt, nhiều trang sử dụng cùng 1 văn bản với nội dung giống nhau. Ví dụ điển hình như một loại hình kinh doanh áp dụng cho các tỉnh thành trên cả nước, mỗi tỉnh thành tạo một site riêng và cùng sử dụng một nội dung văn bản để giới thiệu, quảng cáo.
Thiếu thẩm quyền, độ tin cậy: Nội dung được tạo bởi các nguồn không được xác minh.
Tỷ lệ quảng cáo trên nội dung cao: Các website được tạo thành chủ yếu từ các yếu tố quảng cáo thay vì nội dung gốc.
Website bị chặn bởi người dùng: Website có tỷ lệ người dùng chặn cao, chứng tỏ chất lượng không tốt.
Website có quá nhiều backlink, đặc biệt trên những trang PR thấp, backlink xây dựng không liên tục và đồng đều
Truy vấn tìm kiếm không khớp với nội dung: Các trang “hứa” sẽ cung cấp câu trả lời có liên quan nếu nhấp vào kết quả tìm kiếm, nhưng sau đó không thực hiện được. Ví dụ: một trang web có thể có tiêu đề “cung cấp phiếu giảm giá mặt hàng thực phẩm”, nhưng khi nhấp vào, có thể không có phiếu giảm giá hoặc có thể chỉ có một trang quảng cáo, dẫn đến sự thất vọng cho người dung.
Làm thế nào để biết bạn đang bị Panda trừng phạt?
Sự sụt giảm bất ngờ lượng truy cập vào website của bạn, cũng như sự tụt hạng nhanh chóng trong thời gian ngắn trên bảng kết quả tìm kiếm của Google chính là một trong những dấu hiệu chứng minh website của bạn có thể đang bị Panda sờ gáy. Tất nhiên, có thể do các nguyên nhân bên ngoài khác như sự lớn lên bất ngờ của đối thủ, hay tác động của thời tiết, mùa vụ…
Khi các hiện tượng trên xảy ra dẫn đến sự nghie ngờ, để chắc chắn bạn cần sử dụng công cụ Screaming Frog kiểm tra.
Ví dụ dưới đây cho thấy website bị Panda đánh do tỷ lệ trùng lặp nội dung quá cao.
Làm sao để khắc phục khi website của bạn bị dính Panda?
Một khi đã bị Panda trừng phạt, rất khó để bạn có thể sử dụng các thủ thuật khắc phục. Tuy nhiên, Panda hoạt động chủ yếu dựa trên chất lượng website/ nội dung của bạn, nên các bước phục hồi sẽ liên quan đến việc cải thiện các nguyên nhân đó. Các biện pháp cần thực hiện bao gồm:
Cải thiện content nghèo nàn chất lượng thấp, tối ưu hoá để nâng cao tính hữu dụng, độ phù hợp và tính tin cậy của thông tin cung cấp trong website.
Sửa đổi tỷ lệ quảng cáo/ nội dung hoặc liên kết/ nội dung để các trang không bị chi phối bởi quảng cáo hoặc liên kết
Đảm bảo rằng nội dung của website phù hợp với truy vấn của người dung
Với các nội dung trùng lặp, cần sửa đổi. Trong trường hợp có quá nhiều nội dung trùng lặp và việc sửa đổi mất nhiều thời gian, hãy thẳng tay xoá bỏ và thay thế.
Sử dụng lệnh Robots noindex, lệnh nofollow để chặn việc lập chỉ mục nội dung trang web nội bộ trùng lặp
Cần lưu ý, Google Panda chỉ thực hiện việc cập nhật thứ hạng website 30 ngày 1 lần, vì vậy, những biện pháp khắc phục hiện tại của bạn có thể chưa đưa lại kết quả chính xác ngay lập tức. Bạn cần có một kế hoạch cụ thể để kéo website của bạn lại vị trí trước khi gặp anh chàng Panda phiền nhiễu, và cần kiên trì để thấy được kết quả đó.
Mà cứ gặp Panda lấy 1 lần cũng được, lúc đó, các bạn sẽ thật sự ngấm vào thân châm ngôn của mọi nhà SEOer học nói riêng và marketing nói chung: “Content STILL is king”.
À, cung cấp cho các bạn một thông tin, Panda được đặt theo tên của nhân viên Google Navneet Panda. Người gì mà tên là Gấu Trúc vậy nhỉ ^^