External link liệu có làm giảm sức mạnh Website?

Với nhiều SEOer, việc sử dụng External link (hay còn gọi là Outbound link) thường bị lãng quên, bởi họ mặc định trong đầu rằng nó sẽ chia sẻ sức mạnh website của mình với các đối thủ, giảm thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, điều này có thực sự đúng?

Hôm nay, Megamind sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về External link và trao trả lại cho nó đúng vị trí mà nó nên được đứng trong lòng các SEOer.

External link (Outbound link) là gì?

Là những liên kểt trỏ đến bất kỳ một tên miền nào khác tồn tại trên internet, ngoại trừ tên miền chứa liên kết. Đoạn code mẫu:
<a href=”https://external-link.com/”>AnchorText</a>
External link thường ít được sủng ái bởi các nhà quản trị trang web vì họ cho rằng việc sử dụng nó khiến mình khó kiểm soát, liên kết có thể chạy đến các trang web xấu, hoặc website của đối thủ cạnh tranh khiến mình bị mất sức mạnh. Bên cạnh đó, nó còn điều hướng người dùng thoát ra khỏi website của mình để đi đến một website khác, điều mà không một SEOer nào mong muốn.
Tuy nhiên, nếu biết sử dụng đúng cách, external link sẽ là công cụ quan trọng giúp website của bạn leo lên bảng xếp hạng.

Tầm quan trọng của External link

Cho dù website của bạn nội dung có tốt đến đâu đi chăng nữa, nếu muốn cung cấp các thông tin chuyên sâu hơn, cũng như dẫn nguồn để chứng minh các thông tin là đáng tin cậy, thì việc sử dụng liên kết ngoài đến các website khác là không thể thiếu. External link này sẽ giúp cho website của bạn cô đọng hơn về nội dung nhưng đồng thời cũng đầy đủ thông tin và dễ hiểu. Bên cạnh đó, việc sử dụng external link sẽ đưa lại cảm giác website của bạn thật sự chuyên nghiệp, nội dung được đầu tư kỹ lưỡng, có sự tham khảo đa dạng nguồn tin và có độ tin cậy cao.

Bên cạnh đó, internal link cung cấp dấu hiệu về sự liên quan có giá trị rất lớn đối với Google. Các internal link thường có xu hướng trỏ đến nội dung liên quan, văn bản neo được sử dụng trong các liên kết thường và thường phản ánh cao nội dung của trang được liên kết đến, điều này sẽ là căn cứ giúp Google thiết lập các trung tâm kiến thức trên Internet, và sau đó sử dụng để xác thực tầm quan trọng của một nội dung nhất định trong website.

Hơn nữa, external link tạo ra một mạng lưới liên kết, thông thường là giữa những người xuất phát từ cùng một lĩnh vực chuyên môn. Khi bạn tạo một liên kết đến website khác, chủ nhân website sẽ thấy tên website của bạn trong liên kết của google webmaster tools hoặc qua Ahrefs, dẫn đến động thái follow và trỏ liên kết trở lại. Mối quan hệ hữu cơ này có tác dụng lớn trong việc hợp tác cùng phát triển lâu dài.

Last but not least, nếu bạn đang sở hữu một hệ thống website chính với các website vệ tinh có thứ hạng cao, bạn có bao giờ lo lắng về việc bảo vệ sự đánh giá của Google đối với toàn bộ hệ thống này? Việc đưa các external link chất lượng vào các website vệ tinh chính là một trong những cách chứng tỏ với Google rằng các website này cũng được chăm sóc một cách kỹ lưỡng với phần nội dung đa dạng và có giá trị. Đây chính là vai trò bảo vệ PBN mà external link đóng góp một phần không nhỏ.

Tất cả những điều này tập hợp lại, sẽ làm website của bạn trở nên có giá trị hơn nhiều trong mắt cả người dùng lẫn Google, và việc tang thứ hạng là điều đương nhiên.
Tuy nhiên, để nó phát huy được tối đa hiệu quả, việc lựa chọn các liên kết và trang đích như thế nào mới là điều quan trọng.

External link như thế nào là hiệu quả?

Dĩ nhiên là bạn cần liên kết đến các website tốt, thông tin rõ ràng, chất lượng nguồn tin cao, đáng tin cậy. Có nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy thuật toán của Google định giá giá trị của external link thông qua các tiêu chí như sau:
Sự đáng tin cậy của miền liên kết.
Sự phổ biến của trang liên kết.
Sự liên quan của nội dung giữa trang nguồn và trang đích.
Các văn bản neo được sử dụng trong liên kết.
Số lượng liên kết đến cùng một trang trên trang nguồn.
Số lượng tên miền gốc liên kết đến trang đích.
Mối quan hệ sở hữu giữa các miền nguồn và miền đích.
Một số loại liên kết cần tránh:
Liên kết ngoài tầm kiểm soát (comment dưới bài viết): nếu người đọc website của bạn có quyền được để lại comment dưới bài viết, hãy đảm bảo rằng họ không thể chèn URL vào trong phần nhận xét đó. Vì điều này có thể dẫn đến việc quá nhiều external link được chèn vào khiến Google sờ gáy, bên cạnh đó có thể là con đường tốt cho đối thủ cạnh tranh ngốn luôn traffic của bạn. Bạn có thể thêm thuộc tính “Nofollow” vào các external link trên.
Liên kết quảng cáo: các liên kết quảng cáo thường gây phiền nhiễu cho người dùng. Đặc biệt là khi vào các website với nguồn thông tin nghèo nàn mà chi chít các quảng cáo, người dùng thậm chí còn thấy mình đang bị lừa. Vì vậy, khi sử dụng nó, cần lưu ý chỉ dẫn rõ cho người dùng, họ sẽ click vào quảng cáo nếu họ muốn.
Liên kết đến các website xấu, website spam: Điều này sẽ để lại ấn tượng vô cùng xấu trong người dung. Một tỷ lệ người truy cập có thể sẽ ghim website bạn vào danh sách “không bao giờ ghé thăm trở lại”.
Tóm lại, dù từ trước đến nay bạn chưa có nhìn nhận đúng về vai trò của external link, tôi vẫn mong rằng qua các thông tin được cung cấp trên đây, bạn sẽ có chiến lược để sử dụng nó đúng cách và hiệu quả.
Có thể, bạn sẽ nhận được những kết quả bất ngờ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *