Bạn đã sử dụng mọi thủ thuật giúp website của bạn hiện thị ở thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google, nhưng vẫn không gia tăng được lượng truy cập từ khách hang tiềm năng? Bạn cần phải làm gì tiếp theo để cải thiện tỉ lệ nhấp chuột vào đường link của bạn?
Hôm nay Megamind sẽ giới thiệu đến bạn một trong những bí quyết lợi hại giúp bạn đột phát CTR, đó chính là meta description, hay còn gọi là thẻ mô tả.
Xem nhẹ tầm quan trọng của meta description là một trong những cánh làm tụt thứ hạng của bạn so với đối thủ 😀
Meta description là gì?
Đơn giản thôi, nó là 1 đoạn văn bản ngắn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, nằm ngay dưới tiêu đề hiện thị, có ý nghĩa tóm tắt lại nội dung website.
Meta description cho người dung cái nhìn tổng quan về nội dung website, các thông tin thu nhận được từ website, từ đó giúp họ dễ dàng quyết định hơn về việc có nên truy cập vào đó cho mục đích tìm kiếm của mình.
Với cách sử dụng ngôn ngữ súc tích và thuyết phục, thẻ meta cần đảm bảo tính trung thực đối với nội dung bài viết, tuy nhiên cũng cần phải hấp dẫn người dung.
Cho bạn một ví dụ của tôi:
Với thẻ meta trên, tôi đang cố gắng thuyết phục bạn tin rằng, nếu bạn cần tìm tuyệt chiêu SEO 2017-2018, nhấp chuột vào đường link của tôi là lựa chọn sáng suốt. Nó cung cấp thông tin bao gồm 75 tuyệt chiêu, phân chia rõ ràng, cũng như ý nghĩa của từng tuyệt chiêu đó. Nếu là bạn, bạn có click vào để xem không?
Thẻ Meta description có quan trọng không?
Tất nhiên, hỏi thừa quá. Một thẻ meta tốt sẽ dẫn dắt người dùng truy cập vào website của bạn, ngược lại, một thẻ meta không đủ tốt, hoặc thậm chí không có thẻ meta, sẽ hất mọi nỗ lực lên hạng website của bạn xuống sông xuống bể.
Dưới đây là 2 ví dụ cho việc bạn không sử dụng thẻ meta, hoặc sử dụng nó không tốt. Nếu là bạn, bạn có sẵn sàng click vào các đường link trần truồng và thiếu hấp dẫn này không? Tôi thì dĩ nhiên là không.
Việc có một thẻ meta sáng tạo, hấp dẫn sẽ kéo người dùng ghé thăm website của bạn, hệ quả là sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Bởi một lẽ, thứ hạng trong kết quả tìm kiếm của Google thay đổi theo thời gian, nên chẳng có gì chắc chắn rằng bạn đang ở top 1 hôm nay thì cũng sẽ ở top 1 trong ngày mai, trong khi CTR ảnh hưởng đến cách Google đánh gía tính liên kết trong website của bạn.
Tạo thẻ Meta description như thế nào?
Nói đơn giản nhiều quá thì quả là không tốt, nhưng sự thực là nó đơn giản thật.
Bắt đầu nhé:
Đây là giao diện khi bạn đăng bài mới trong CMS, bạn nhìn thấy thẻ meta description chưa?
Để thay đổi nội dung thẻ meta description, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1. Dĩ nhiên là bạn cần một bài đăng rồi
Bước 2. Truy cập mục Yoast SEO.
Bước 3. Định vị dòng chữ meta description
Bước 4. Viết mô tả cực ngầu và chất vào đây
Bước 5. Nhớ lưu lại nhé
Xong, đơn giản thật đúng không nào?
Bây giờ đến nội dung chính mà các bạn mong chờ này! Đây là một số mẹo nhỏ để bạn có được 1 đoạn meta description chất lượng nhé.
15 cách để viết một thẻ meta description hiệu quả.
Sau quá trình phân tích cách viết thẻ mô tả của các doanh nghiệp lớn nhỏ, đồng thời thảo luận với các chuyên gia cũng như kết hợp vớikinh nghiệp cá nhân, tôi đã tổng hợp được một số lưu ý giúp chúng ta áp dụng để đưa ra các dòng mô tả hấp dẫn và phù hợp. Cùng nhau tham khảo nhé.
Thẻ mô tả phải đúng yêu cầu.
Độ dài tối ưu cho thẻ meta description là 150-160 ký tự, để đảm bảo toàn bộ thông tin nằm trong đó được chuyển tải hết đến người dùng mà không bị vướng mắc bởi dấu “…” vô duyên.
Ví dụ của Nescafe, dù là doanh nghiệp lớn nhưng thẻ meta có phần thiếu chuyên nghiệp.
So sánh với Netflix, dòng mô tả ngắn gọn, súc tích, đầy đủ nội dung, rõ ràng và không khuyết thiếu.
(ảnh ko cần sửa)
Thẻ meta cần khác biệt
Đúng vậy, thẻ meta description của bạn cần có một nét riêng để tạo nên sự hấp dẫn nhất định. Cần lưu ý, thẻ hướng đến đối tượng là người dùng, chứ không phải là công cụ tìm kiếm, vì vậy hãy tìm cách đưa ra một đoạn văn bản thu hút và hướng đến đúng mục đích tìm kiếm của con người.
Trừ khi thật sự quá cần thiết, nếu không bạn nên hạn chế việc chèn từ khoá vào trong thẻ mô tả này. Điều này có thể gây ra phản tác dụng khi đoạn văn của bạn thiếu đi tính nhất quán và tự nhiên.
Ngôn ngữ được dùng nên được chọn lọc, có tính diễn đạt.
Ngôn ngữ sử dụng trong thẻ meta cần phải định vị được trong tâm trí người dung, mang tính diễn đạt cao, tạo ra ấn tượng. Hãy cùng xem cách mà PNJ thu hút người truy cập với những cụm từ đắt như “hang đầu”, “vị trí số một”…
Chú ý sử dụng meta title hiệu quả
Meta title chính là phần title nằm ngay đầu tiên phía trên đoạn meta description. Người dung sẽ có xu hướng nhìn title trước tiên, sau đó nhìn xuống thẻ meta và đưa ra quyết định có nên click chuột truy cập website đó hay không, vì vậy, tầm quan trọng của meta title là rất lớn. Dưới đây là một title tốt của Vinamilk:
Meta title thường chứa các thông điệp chính muốn gửi đến người dùng, ngắn gọn và súc tích hơn so với meta description với khoảng 50 ký tự.
Định vị thương hiệu của bạn trong long người dung.
Bất kỳ thứ gì tồn tại trên internet nói riêng và cuộc sống nói chung, nếu liên quan đến doanh nghiệp của bạn, thì đều có thể dùng để củng cố thương hiệu của bạn. Meta description có thể được sử dụng như một công cụ marketing giúp thương hiệu của bạn một lần nữa được khẳng định thông qua những đoạn văn bản ấn tượng, thu hút và đáng tin.
Hãy nhìn Starbucks với chỉ một câu giới thiệu ngắn gọn súc tích nhưng vẫn mang đậm bản sắc thương hiệu:
Cho mọi người biết về sản phẩm của bạn
Bạn nên cung cấp cho người dùng các thông tin về doanh nghiệp của bạn, về sản phẩm mà bạn kinh doanh. Điều này sẽ giúp khách hang dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu các thông tin mà họ cần, tránh gây ra sự khó chịu nhất định khi nhấp chuột vào trang web không liên quan.
Sabeco là ví dụ đã sử dụng thành công thẻ meta description để mô tả sản phẩm, doanh nghiệp của họ. Điều này sẽ gây được thiện cảm với người dùng.
Thông tin các chương trình khuyến mãi
Có thể sử dụng thẻ meta description như là một hình thức để quảng bá các chương chình khuyến mãi mà doanh nghiệp của bạn đang thực hiện. Rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng cách này để thông tin về các ưu đãi tiếp cận được khách hàng một cách tối ưu hơn, nhằm kích cầu sản phẩm.
Pizza Hut dưới đây là ví dụ điển hình:
(ảnh ko cần sửa)
Kêu gọi hành động
Với sự tồn tại của quá nhiều các quảng cáo cả offline lẫn online như hiện nay, người dung luôn thật sự cần các lời hướng dẫn, mời gọi một cách rõ ràng, giúp họ đỡ phải suy nghĩ cách làm trong một mớ thông tin khổng lồ họ gặp phải.
Đây là cách mà Bitis Hunter đã kêu gọi khách hàng của mình, thật thú vị đúng không?
Bố cục hợp lý cả về nội dung lẫn hình thức
Đảm bảo rằng đoạn văn bản bạn tạo ra để cho vào thẻ meta description phải có bố cục rõ rang về cả mặt nội dung lẫn hình thức, nếu không trông sẽ rất kệch cỡm và khó hiểu. Nhìn tổng thể thẻ meta của Nutifood bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng của nó là như thế nào.
Sáng tạo, sáng tạo, và sáng tạo
Đây dĩ nhiên là yêú tố không thể thiếu trong bất kỳ một hình thức nào dính đến marketing. Những thứ sáng tạo và mới mẻ sẽ luôn kích thích người dùng. Nhìn meta description của Frito-Lay, vừa đơn giản, vừa sáng tạo, lại kích thích vị giác.
Thông tin giải quyết được vấn đề của người dung
Khi người dung có động thái tìm đến Google nói riêng và các trang tìm kiếm khác nói chung, chính là họ đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin.
Bạn muốn mua một chiếc oto Kia chẳng hạn, có phải các thông tin dưới đây đã cho bạn cái nhìn tổng quan khá ưng ý?
Có bán xe cũ, được thử trước khi mua, thông tin về các showroom gần nơi bạn sống…
Liệu bạn cần gì nữa khi muốn tìm một nơi để xem oto?
Khơi gợi cảm xúc
Dĩ nhiên, gắn với marketing là gắn với khơi gợi cảm xúc từ khách hàng. Đó cũng chính là thứ mà meta description cần có. Khi đồng điệu được với cảm xúc người dùng, tỷ lệ click chuột vào xem trang web sẽ cao hơn, đồng thời các xúc cảm đó sẽ khiến họ bớt khắt khe hơn khi theo dõi các thông tin trên website của bạn.
Làm thế nào để bạn cưỡng lại được việc muốn có 1 lon Heineken khi đọc những dòng này?
(ảnh ko cần sửa)
Tôi thì không thể.
Đừng đề cập quá nhiều về bản thân mình
Hơn bất cứ thứ gì, meta description cần chứa đựng các thông tin mà người dung đang muốn tìm kiếm. Đừng chỉ chăm chăm nói về các thông tin doanh nghiệp của mình, đôi khi nó sẽ khiến người dung có cảm giác website của bạn thật vô ích.
Ví dụ điển hình nhé!
Có tính tổng hợp cao, tránh lan man.
Đừng nhồi nhét quá nhiều thứ trong thẻ meta, điều đó sẽ khiến người dung có cảm giác website của bạn lan man và không chuyên nghiệp. Họ cũng sẽ khó để hình dung được doanh nghiệp của bạn thực sự mạnh về cái gì.
Một số thương hiệu, dù rất lớn, vẫn vấp phải lỗi điển hình này. Xem meta description của Chanel sau đây, bạn thấy gì? Có phải quá lan man và không mang ý nghĩa gì đặc biệt hay không?
Ngược lại, Dior lại làm điều này rất tốt.
(ảnh không cần sửa)
Kiểm tra trước khi đăng
Có một số công cụ cho phép chúng ta review về việc meta description của mình sẽ hiển thị thế nào trên trang tìm kiếm nếu nó được áp dụng. Hãy sử dụng các công cụ này để đảm bảo được thẻ meta của ở trạng thái tốt nhất.
Ví dụ: Title & Description Pixel Checker
Nào, giờ chúng ta đã có đến 15 điều cần lưu ý khi tạo meta description. Hãy sử dụng nó để có những dòng mô tả ấn tượng và thu hút được người truy cập. Hãy thảo luận thêm với SEOMegamind khi bạn phát hiện ra lưu ý nào nữa nhé.